Trang Thời Sự


Thư trả lời ký gỉả Lam Sơn
Nhật báo Nhân Dân Điện Tử

 

Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Thời Sự

Kính gởi ký giả Lam Sơn!
       Thành thật mà nói! Khi tôi đọc bài viết của ký giả với nhan đề: “Vinh Danh” hay tiếp tay cho cái xấu?..Khoảnh khắc trong tâm trí tôi hình tượng ra được con người của Lam Sơn có vóc dáng của một kẻ cúi đầu làm “văn nô” cho chế độ Độc tài Đảng trị CSVN. Và ông cũng không phải là người cầm bút “chân chính” theo gương của những bậc tiền nhân với những huấn niệm:
* Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Cụ Đồ Chiểu).
* Người cầm bút không thể trở thành con lừa ngoan ngoãn lẽo dẽo theo sau củ cà rốt, cũng không thể bị xõ mũi để làm thân trâu ngựa để suốt đời cam phận dưới ngọn roi và dây cương. (Gs Đinh Lâm Thanh)
* Làm truyền thông chân chính, đi lề trái, thì phải chấp nhận sự đau thương của những viên đạn bắn ra từ bọn người có quyền lực thống trị. Nhưng vết thương của người cầm bút là chứng tích để cho tòa án Lương Tâm xét xử họ..( DĐNGVNSA)
     Dựa trên tinh thần của người cầm bút chân chính nêu trên, tôi xin trả lời theo thứ tự bài viết của Lam Sơn chia thành 4 phần như sau:
1./ Trong những ngày qua,  không hiểu vô tình hay cố ý mà cùng một thời điểm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số tổ chức như "Phóng viên không biên giới", "Tự do ngôn luận quốc tế" liên tiếp tổ chức "vinh danh" một số người Việt đang sử dụng internet  để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam. Việc "vinh danh" của họ nhằm mục đích gì?
     Nhiều năm qua, việc người Việt Nam được trao một giải thưởng quốc tế nào đó không còn là chuyện hiếm. Bằng tài năng, trí tuệ của mình, nhiều người Việt Nam đã mang lại vinh dự cho Tổ quốc qua các giải thưởng có uy tín trên thế giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng điều đó vẫn chứng tỏ tài năng, trí tuệ Việt Nam, với những bước phát triển rất đáng tự hào. Từ nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, nhà toán học Ngô Bảo Châu, kỳ thủ Lê Quang Liêm,... đến hàng trăm học sinh đạt giải cao trong các kỳ Olympic khoa học quốc tế thật sự là niềm tự hào, trở thành tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục làm rạng danh Tổ quốc. Ngược lại, một số "giải thưởng quốc tế", do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, không những không đem lại vinh dự cho Tổ quốc mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.    
Thưa ký giả Lam Sơn!
    Một nhà nước như CSVN: Độc tài, Đảng trị, Phi nhân, Bán nước cho Tàu Cộng..Thành thử ra, cứ nghĩ rằng giai cấp lãnh đạo nước CHXHCNVN là hạng người ưu việt, là những minh quân, là đỉnh cao trí tuệ.v.v .. Vì thế, họ trên cương vị tối cao mà không một thần dân nào có quyền phê bình hay chỉ trích, dù họ đã làm sai!
    Bởi vậy cho nên, khi những nhà Bloggers ở trong nước viết bài phê bình họ, phê bình chế độ.. Thì đều bị trù dập, bị bắt bớ giam cầm, thậm chí còn phải bị gán cho những bản án nặng nề mang tính chính trị: Âm mưu lật đỗ chính quyền, vi phạm nền an ninh Quốc Gia..v..v..
     Trong đoạn trên, Lam Sơn có đề cập đến những tài năng đáng được Vinh Danh như: Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn... Nhưng Lam Sơn có biết rằng tài năng của họ được phát triển và học hỏi ở đâu không? Việt Nam hay Ngoại quốc? Và như vậy,không phải chế độ độc tài CSVN đào tạo họ trở thành nhân tài đâu mà Lam Sơn tự hào! Lam Sơn cũng bảo rằng: do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, không những không đem lại vinh dự cho Tổ quốc mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.   .Than ôi! Một ký giả của nhật báo Nhân Dân Điện Tử lớn nhất ở Việt Nam mà viết những lời “Nông cạn và ngu xuẩn” đến thế sao?
2./ Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức "Phóng viên không biên giới" (RSF) - một tổ chức phi chính phủ thành lập tại Pháp vào năm 1985 với nhiệm vụ cổ súy cho tự do báo chí và tự do ngôn luận kiểu phương Tây, trao giải "Công dân mạng 2013" nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet (12-3). Nguyễn Hoàng Vi được tổ chức "Tự do ngôn luận quốc tế" (IFEX), có trụ sở chính tại Canada, "vinh danh" là một trong bảy phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận; riêng Tạ Phong Tần là một trong chín phụ nữ được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải "Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013". Trên thực tế, đây là các giải thưởng mà nếu không có sự tâng bốc của mấy tổ chức phản động như Việt Tân, đảng Dân chủ Việt Nam,... cùng mấy cơ quan truyền thông VOA, BBC, RFA, RFI,... và một số blog của các đối tượng có thái độ chống đối, thì hầu như không ai biết tới. Thật ra, đây không phải là lần đầu các đối tượng có "thâm niên" trong việc chống đối Nhà nước Việt Nam được trao tặng các "giải thưởng nhân quyền". Tính sơ sơ cũng đã có gần chục loại "giải thưởng nhân quyền" được trao cho các đối tượng chống đối ở Việt Nam, nhưng để gây tiếng vang, người ta còn đề cử vài ba người để xét nhận giải thưởng Nobel hòa bình, Nobel văn chương!
     Để trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần,  RSF,  IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ đã bỏ qua, thậm chí đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ đã khởi xướng là "khuyến khích và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do internet". Và họ cũng không e dè khi nói rõ điều này, như khi trả lời phỏng vấn đài VOA, Giám đốc phụ trách truyền thông của RSF - Lucie Morillon cho rằng: "Trao giải thưởng cho blogger Chênh là cách chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của những nhà báo tự do tại Việt Nam cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội". Còn đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, trong phát biểu tại buổi trao giải "Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013" lại "ca ngợi" Tạ Phong Tần là "một trong những blogger đầu tiên tại Việt Nam bình luận về các tin tức, sự kiện chính trị bị nhà cầm quyền hạn chế; giúp thức tỉnh các blogger và nhà báo tại Việt Nam dám dũng cảm chuyển tải thông tin, chính kiến tới người dân Việt Nam". Hai ý kiến trên cho thấy đối với RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ, vấn đề không phải là "tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet", mà là "tự do  chống đối" Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, biện bạch thế nào thì họ cũng không thể lẩn tránh một sự thật là, bằng việc trao giải thưởng, họ đã tiếp tay cho cái xấu, cổ vũ cho người đã có hành vi vi phạm pháp luật. Như trường hợp Tạ Phong Tần, ngày 9-3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: "Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước".
  Thưa ký giả Lam Sơn!
     Đọc qua đoạn viết của ký giả ở trên đây, tôi có một điều xác định rỏ ràng và chính xác là Lam Sơn đã ganh tị với Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi. Sự ganh tị đã biểu lộ qua cốt cách hành văn để rồi qui kết cho những Bloggers một tội trạng “tự do chống đối” nhà nước Việt Nam! Ở điểm ganh tị nầy, Lam Sơn đã tạo ra một mâu thuẩn của kẻ Văn Nô, có lúc ký giả viết:
- Những blogers Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng vi đã “nghe theo thế lực thù địch ở ngoại quốc” viết bài đánh phá nhà nước Việt Nam...
      Rồi có đoạn ký giả lại viết:
- Những Bloggers Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi đã lợi dụng tự do ngôn luận để “Tự do chống đối” nhà nước Việt Nam...
      Căn cứ vào hai ý tưởng kết tội của Lam sơn đến những người “cầm bút” , đã hiện rỏ sự ganh tị có tính cách hạ tiện và bẩn thỉu trên lảnh vực nghề nghiệp!
      Còn nữa, Lam Sơn đã viết: “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước".
    Lam Sơn ơi!
    Xét rằng, quá trình ngoại giao giữa CHXHCNVN và Hoa Kỳ, đã chứng minh một sự quan hệ ngoại giao có tính cách “Chủ với Tớ”! Thời gian qua, giới cầm quyền CSVN núp dưới danh nghĩa “Công du Hoa Kỳ”, nhưng thực chất là đi xin xỏ viện trợ kinh tế để duy trì chế độ độc tài và xin hợp tác quân sự để đương đầu với Trung Quốc! Vì vậy, sự việc mà bộ ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Tạ Phong Tần là phụ nữ can đảm thế giới 2013, một công dân của nước CHXNCNVN,  nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2013 vừa qua mà không cần đếm xỉa gì tới lãnh đạo Việt Nam, phải chăng đây là một hành động xem thường của Hoa Kỳ đối với nhà cầm quyền Việt Nam: Một quốc gia vốn dĩ không có Dân chủ và Nhân quyền!!!!!
      Từ vị thế ngoại giao ở thế thượng phong của Hoa Kỳ, tôi xin trả lời câu viết nêu trên của Lam Sơn:
* .... Có lợi hay không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn vinh danh Tạ Phong Tần là Một Phụ Nữ Can Đảm Thế Giới 2013...
3./ Trước hết cần khẳng định Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi không phải là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể tìm hiểu điều này qua các  bài viết, ý kiến mà các đối tượng này đã đăng tải trên blog cá nhân hay trả lời phỏng vấn của một số báo, đài nước ngoài. Trong đó, họ xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội trong nước, vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để kích động chống phá, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Trong ba đối tượng này, nổi bật hơn cả là Tạ Phong Tần. Báo chí trong nước đã công bố cụ thể nhiều thông tin mà lẽ ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cần tham khảo trước khi "vinh danh" người này. Chính Tạ Phong Tần từng thừa nhận đã nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài để nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước. Tính đến thời điểm trước khi bị bắt năm 2011, Tần đã viết, phát tán gần 900 bài viết có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước Việt Nam theo "kịch bản" của các cá nhân, tổ chức bên ngoài; viết và trả lời BBC, RFI, RFA hơn 100 bài. Với những hành vi cố tình và mang tính hệ thống đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25-9-2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Đây chính là cơ sở để khẳng định Tạ Phong Tần đi lạc vào ý nghĩa của giải thưởng "Phụ nữ can đảm thế giới 2013" như tôn chỉ, mục đích giải thưởng này của Bộ Ngoại giao Mỹ.
     Vậy ý đồ phía sau các giải thưởng nhân quyền nói trên là gì? Xét từ bản chất vấn đề thì Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi hay một số đối tượng khác như Nguyễn Văn Hải (blog "Điếu cày"), Phan Thanh Hải (blog "Anh ba Sài Gòn"), Vũ Quốc Tú (blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Điệp (blog Trăng đêm), rồi Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy... chỉ là mấy "quân bài", trong chiến lược "diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch cùng một số người đang rắp tâm triển khai ở Việt Nam. Họ cố gắng tô vẽ cho các đối tượng này qua các mỹ từ "nhà báo tự do", "nhà hoạt động dân chủ", "tù nhân lương tâm",... Nhưng họ không thể che đậy được một "kịch bản" đã và đang được triển khai để vừa làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam, vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do internet để tiến hành hoạt động chống đối nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam. Việc trao các loại "giải thưởng nhân quyền" cho các đối tượng kể trên chính là một phần của kịch bản này. Và thật sự là hành động cổ súy, dung túng cho phần tử chống đối Nhà nước, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.
      Lam Sơn ơi!
       Lam Sơn đã khẳng định những Bloggers như Tạ Phong Tần, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Ngọc Chênh không phải là những nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.???? Đây là một suy nghĩ hồ đồ và ngu dốt của người cầm bút như Lam Sơn! Vậy thì theo như Lam Sơn, ý nghĩa của Dân Chủ và Nhân Quyền là gì hả? Có phải được định nghĩa đơn giản là:
a* Dân Chủ: giải nghĩa nôm na là “Dân làm chủ”. Trên bình diện quốc gia, Dân chủ là một thể chế mà quyền thay đổi luật pháp và cơ cấu chính quyền thuộc về người dân. Trong hệ thống này, luật pháp được đặt ra do người dân hay những dân biểu được người dân bầu ra và mọi hoạt động xã hội đều tuân theo luật pháp để ổn định chính trị.
    Vì thế, hệ thống dân chủ cho phép công chúng có quyền tước bỏ giới cầm quyền mà không cần thay đổi căn bản luật pháp của chính thể, nó làm cho công dân tin rằng họ có thể bất đồng với chính sách hiện thời, nhưng sẽ luôn có cơ hội thay đổi giới cầm quyền, hoặc thay đổi chính sách, nhằm không cho những người cầm quyền xây dựng chế độ độc tài.
b* Nhân Quyền: Đây là quyền làm người dựa theo căn bản định chế xã hội: Quyền bất khả xâm phạm, quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do thông tin....
     Vì thế, những Bloggers như Tạ Phong Tần, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Ngọc Chênh, Đỗ Thị Minh Hạnh..v..v... Họ là những người chấp nhận tù đày để  đấu tranh với chính quyền Việt Nam và đòi hỏi cho bằng được những quyền căn bản nêu trên về cho người dân Việt Nam, vậy thì họ không phải là những nhà đấu tranh Dân Chủ và Nhân Quyền sao???? Theo như Lam Sơn, làm văn nô cho một thể chế độc tài Đảng trị, làm thế nào mới gọi là đấu tranh Dân chủ và Nhân Quyền?
4./ Sự việc càng nghiêm trọng hơn, sau khi được người ta "vinh danh", bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời phỏng vấn, "phát biểu cảm tưởng" trên một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như VOA, RFA, RFI, BBC... Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với "vinh dự" của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải "Công dân mạng 2013", đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở  các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Đảng cầm quyền! Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại chứa đựng một mâu thuẫn mà chắc chắn chính Huỳnh Ngọc Chênh không thể lý giải. Bởi, nếu thật sự Việt Nam cản trở  các blogger thì làm sao "lực lượng blogger" ở Việt Nam có thể ngày càng phát triển "lớn mạnh và rộng khắp" như chính Huỳnh Ngọc Chênh thừa nhận khi phát biểu tại buổi nhận giải? Làm sao hằng ngày Huỳnh Ngọc Chênh vẫn công bố bài  trên blog của ông ta mà không bị gây khó khăn?  Sao ông ta lại phủ nhận và nói xấu những điều mà chính ông ta đang được thụ hưởng? Tương tự như thế, khi trả lời phỏng vấn của BBC và RFA, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Minh Tú - em gái Tạ Phong Tần, đều bày tỏ niềm "vinh dự", "tự hào" vì được trao "giải thưởng"; họ coi đây là nguồn "khích lệ" cho các "nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" tại Việt Nam! Là người Việt Nam, họ nên thấy xấu hổ chứ không phải là vinh dự, vì hành vi của họ đã hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc và vi phạm pháp luật của Việt Nam. "Giải thưởng" họ được trao chỉ làm cho họ ngày càng trở thành công cụ đắc lực trong tay những người đang tìm mọi cách chống phá, cản trở, với ý đồ làm thay đổi bản chất chính trị - xã hội ở Việt Nam mà thôi.
      Thưa ký giả Lam Sơn!
  Thời đại của chúng ta đang sống được ví von là thời đại @ (A còng). INTERNET là một thứ vũ khí chiến lược, phá sập những chế độ độc tài ở các nước Bắc Phi! Vì thế, nhà cầm quyền CSVN đã lo sợ làn gió cách mạng Hoa Lài thổi đến Việt Nam nên đã năm lần mười lượt tạo dựng  những “Bức Tường Lửa” nhằm để kiểm soát và ngăn chận những thông tin toàn cầu có hại cho hiện tình đất nước Việt Nam! Nhưng đã bị những nhà đầu tư kinh tế ngoại quốc ở Việt Nam phản đối vì vi phạm luật truyền thông quốc tế. Do đó, nhà nước Việt Nam cho tự do thông tin, chứ không phải tốt gì của nhà nước độc tài mà Lam Sơn dẫn chứng và biện hộ!
      Nhân đây, DĐNGVNSA của chúng tôi xin kèm theo bài viết vinh danh Nguyễn Hoàng Vi. Mong rằng Lam Sơn đọc nhiều lần để hiểu biết rộng hơn về “Vai trò của người làm truyền thông chân chính”, hầu giúp ích cho đất nước.
Adelaide 23/3/2013
Kiều Trọng Tấn

  Seven women free expression champions
     Last year for the International Day to End Impunity, IFEX profiled 23 individuals who had been threatened, attacked or worse for expressing themselves. In all cases, the perpetrators remain free. We asked some of the women profiled about the challenges they face, advice for other women in their fields, and the kind of world they envisage on this year's International Women's Day.
1./ Tanya Lokshina: Last October, Human Rights Watch researcher Lokshina faced death threats directed toward her and her unborn child for reporting on rights abuses in Russia. After Human Rights Watch made the threats public, they ceased.
 2./ Prima Jesusa Quinsayas: Quinsayas has worked as a private prosecutor in the most notorious cases of media killings in the Philippines, including on behalf of the witnesses and families of the journalists killed in the 2009 Ampatuan massacre. With law enforcement agencies failing to properly investigate media killings, Quinsayas has to find eyewitnesses herself. "To do so, I have to go to places where women are considered second-class citizens who are seen rather than heard, or, worse, are viewed as sex objects. If I sound like an aggressive lawyer, a no-no for a woman, [the witnesses] will be hostile and will not be receptive no matter how rational my arguments may be."
3./ Zainab Al-Khawaja: It's hard to keep track of how many times activist Al-Khawaja (@angryarabiya <https://twitter.com/angryarabiya>) has been in and out of jail. She is facing more than a dozen charges for speaking out about human rights violations in Bahrain – and was again detained before she had the chance to answer our questions.
     But she asked her sister Maryam to pass this message on: "I'm confined within these four walls because I want to build a better future for my 3-year-old daughter. I want her to be able to live with rights, dignity and freedom without having to go through the struggle we are living."
4./  Rayma Suprani: When a cartoon by Suprani highlighting Venezuela's poverty crisis was published last year, she received death threats from state-run media and supporters of President Hugo Chávez. The threats remain uninvestigated.
    She says, "As women we are even more vulnerable. We, as women, mothers and daughters, single or married, must be allowed to act in roles of our own choosing, roles we desire – not the roles prescribed for us by our 'machista' ancestors from a regressive past."
5./ Nguyen Hoang Vi: Nguyen has spent much of her early 20s under surveillance by security agents for blogging critically about the government. Shortly after we profiled her, she was detained near the courthouse where she was hoping to attend the appeal of three bloggers jailed on anti-state propaganda charges. While in custody, she was sexually assaulted by police and state nurses.
    Speaking of her ordeal, Nguyen said, "We can't allow fear to paralyse us. We must find it deep within our hearts to forgive all that they're doing to us and to our bodies. Forgiveness is not the same as acceptance. We must let them know that what we are doing is not based on personal hatred of our perpetrators; it is to protect our universal rights, which belong to them as well as us."
6./Jineth Bedoya Lima: In 2000, when Bedoya was investigating alleged arms trafficking involving state officials and a paramilitary group, she was grabbed, drugged, raped and left bound in a garbage dump. Today, Bedoya is still reporting in Colombia, despite receiving threats regularly.
"Without a doubt, the greatest risk for us women is being attacked," she says. "Women should take the necessary precautions to avoid putting themselves at risk. And if there is an imminent threat, they must report it in a timely manner. Silence is what the perpetrators of violence feed on."
7./ Iryna Khalip: In 2011, Khalip was given a two-year suspended sentence for her role in protests against President Alexander Lukashenko's December 2010 controversial re-election, and was banned from travelling and from moving or leaving Minsk. Officials also threatened to put her young son in state custody.
On International Women's Day, Khalip hopes for a world where "you are not afraid to love, to give birth, to go to sleep every night, to speak openly and fight injustice, to live in your country and raise your children in your country, to be a professional and to be a citizen; you are indeed not afraid to be a woman."